Mỹ phẩm nội địa: Những thương hiệu bị từ chối – Bài 2: Đánh thức “người đẹp ngủ trong rừng”

MyPhamOriflame.vn – Tuy không có nhiều lợi thế như các thương hiệu mỹ phẩm ngoại nhập, nhưng các DN mỹ phẩm trong nước vẫn kiên trì nỗ lực cải tiến sản phẩm, tìm hướng đi mới để tìm kiếm thị phần và tạo niềm tin nơi người tiêu dùng.

Với nghề gia truyền từ hơn nửa thế kỷ, Thorakao được xem là công ty đi tiên phong trong việc bảo tồn uy tín thương hiệu, tìm thị trường ổn định.

My Pham Noi Dia - Nhung Thuong Hieu Bi Tu Choi 3

90% thị phần thuộc về các nhãn hiệu nước ngoài – Ảnh: Quý Hòa

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Huỳnh Kỳ Trân cho biết: “Sở dĩ Thorakao tồn tại được là do chúng tôi có hướng đi riêng. Trước hết, do nắm bắt được xu hướng dùng mỹ phẩm được làm từ cây cỏ thiên nhiên, hơn nữa ở Việt Nam có nhiều loại cây như: lô hội, sả, nghệ, bưởi, bồ kết… có giá rẻ nên chúng tôi đã sử dụng nguồn cây cỏ này làm nguyên liệu để sản xuất hàng trăm sản phẩm chăm sóc da, tóc, trang điểm…Và bán với giá không cao, nhưng chất lượng tốt và phù hợp với người tiêu dùng nước ngoài lẫn trong nước.

Chẳng hạn, những sản phẩm được chế tạo từ công thức thạch cao phối hợp với dược thảo và trân châu là loại kem gia truyền của Thorakao, thấm vào da rất nhanh, giúp những vùng da khô hồi phục, hấp thụ nhiều chất béo và nước để nuôi dưỡng da; kem nghệ giúp da mịn màng, hồng hào và mau lành vết sẹo; dầu gội đầu “3 trong 1” (sả, bồ kết, chanh) kích thích sự tăng trưởng của chân tóc, giúp tóc mềm mại, óng ả, sạch gàu…

Tiếp theo hướng đi này, chúng tôi tập trung vào xuất khẩu. Hiện nay, hơn 80% sản phẩm của Thorakao được xuất khẩu sang các nước Ả Rập, Úc, Mỹ, Pháp, châu Phi,…

Một lợi thế khác của Thorakao là do mỹ phẩm Trung Quốc hiện đang bị người tiêu dùng "tẩy chay" nên thị phần Thorakao ở trong nước và nước ngoài gia tăng đáng kể.

Chỉ tính riêng quý I năm nay, các đơn đặt hàng của Thorakao đã tăng 5% so với quý I năm ngoái, thậm chí đang phải từ chối nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài vì không sản xuất kịp”.

Không thuận lợi khi hướng đến thị trường nước ngoài như Thorakao vì chưa có bề dày thương hiệu, nhưng mỹ phẩm Ngọc Lan cũng đang có những chiến lược nhắm đến thị trường này bằng hướng đi từng bước nhưng bền vững.

Cụ thể, công ty đã nỗ lực tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước, xây dựng nhà xưởng theo chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất).

Bà Ngọc Lan cho rằng: “Mặc dù thực hiện GMP là một công việc rất khó khăn đối với các DN trong nước vì chi phí đầu tư quá cao cũng như nguồn nhân lực chưa được đào tạo để thực hiện tốt GMP, nhưng chúng tôi đang phấn đấu thực hiện vì nó giúp sản phẩm của chúng tôi có chất lượng ổn định. đó cũng là con đường để Mỹ phẩm Ngọc Lan phát triển bền vững, nhắm tới thị trường nước ngoài”.

Để mở rộng thị phần trong nước và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, Ngọc Lan đã đưa ra hướng đi cấp thiết là phải cải tiến bao bì, mẫu mã, không chỉ đẹp, sang, mà còn phải tiện dụng.

Chẳng hạn, phấn trang điểm chỉ làm nhỏ gọn như chiếc hộp quẹt, thay vì dùng bông thấm thì có nút vặn; son môi thì gắn kiếng ngoài nắp để tiện sử dụng hằng ngày…

Tất cả bao bì, mẫu mã của sản phẩm đều được gia công ở Đài Loan và sản phẩm cũng hướng đến nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Với Công ty Lana, hướng đi cũng không ngoài xu hướng sử dụng nguồn cây cỏ thiên nhiên, và để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng đã đầu tư vài tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất tự động khép kín.

Cùng đi theo hướng gia công bao bì ở nước ngoài, nhưng những năm gần đây, ngoài các dòng sản phẩm thiên nhiên, Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) còn đưa ra hướng đi mới là đặt hàng gia công các sản phẩm thuộc dòng trang điểm, chăm sóc da ở nước ngoài và sử dụng thương hiệu của công ty là Essy.

Theo bà Kim Thoa, Chủ tịch HĐQT Công ty: “Hướng đi này có ưu điểm là đáp ứng xu hướng chuộng ngoại của người tiêu dùng Việt, tận dụng được kênh phân phối hiện có, chất lượng sản phẩm tốt.

Nhưng có hạn chế là không kiểm soát được quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, tầm ảnh hưởng của thương hiệu trong nước thấp”. Song song đó, SCC còn gia công mỹ phẩm cho hệ thống siêu thị Metro, Big C và sắp tới là Co.opMart.

Việc nhận gia công cho các tập đoàn lớn, theo bà Thoa, sẽ mang lại nhiều thuận lợi, như khai thác được nguồn lực về sản xuất, tăng doanh số bán hàng, nhưng cũng có nhiều bất lợi, trước hết là những sản phẩm gia công sẽ là sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của chính DN mình.

Nếu các DN nội địa không sáng suốt thì vô tình đẩy thương hiệu của mình trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm mình làm ra.

Cùng đánh vào tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng, Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu Nhật Vy đã đặt hàng Công ty Smart Image Ltd., Hồng Kông gia công dưới thương hiệu Daily Care, theo công thức của Mỹ.

My Pham Noi Dia - Nhung Thuong Hieu Bi Tu Choi 4

Người tiêu dùng ưa chuộng mỹ phẩm ngoại

Bà Nhan Húc Quân, Giám đốc Công ty, cho biết: “Mục đích hướng đi này của chúng tôi là đem đến cho người dùng trong nước thuộc mọi đẳng cấp, mọi giới những sản phẩm tốt nhất theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng giá thành lại không quá cao. Với mục tiêu đại chúng hóa sản phẩm nên chúng tôi sẽ chọn kênh phân phối tại các siêu thị, nhà sách, chợ…

Tuy nhiên, do nhà máy sản xuất được đặt ở Trung Quốc nên xuất xứ sản phẩm ghi trên bao bì là “made in China” cũng gây khó khăn đôi chút trong thời gian tiếp thị ban đầu, nhưng sau khi dùng sản phẩm, nhiều khách hàng cũng đã tín nhiệm”.

Bà Quân cho biết thêm: “Tuy mới có mặt trên thị trường, nhưng các sản phẩm của Daily Care đã được thị trường đón nhận. Hiện sản phẩm Daily Care đã xuất sang Campuchia".

Cùng đánh vào tâm lý chuộng ngoại, nhưng Công ty mỹ phẩm Đông Á với sản phẩm chủ lực là mỹ phẩm chăm sóc tóc lại có một hướng đi khác.

Đó là vừa tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất bằng cách nhập công nghệ và chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu Jacqualine với hình hai đầu người của Công ty Robeco Trading PTE, Ltd., Singapore về sản xuất trong nước. hướng đi này được xem là bước đột phá mới mang lại doanh thu cao cho Đông Á.

Hiện mức tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam trung bình là 4 USD/người/năm, còn kém xa các nước phát triển trong khu vực, vì thế Việt Nam đang là thị trường vô cùng lớn cho các DN sản xuất mỹ phẩm trong lẫn ngoài nước.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn Online

Catalogue hiện tại (Oriflame Catalogue by Categories)

***

KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT TRONG THÁNG (Special discount)

NƯỚC HOA (Fragrance)

TRANG ĐIỂM (Make-up)

DƯỠNG DA (Skin care)

DÀNH CHO NAM GIỚI (For men)

CHĂM SÓC CÁ NHÂN (Toiletries)

THỰC PHẨM DINH DƯỠNG (Wellness by Oriflame)

Tất cả sản phẩm Oriflame

***

Nước hoa Oriflame

Trang điểm Oriflame

Dưỡng da Oriflame

Chăm sóc cá nhân Oriflame

Dành cho nam giới (Oriflame for men)

Dành cho bé yêu

Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng Wellness by Oriflame

Đỗ Ngọc Thúy

Đỗ Ngọc Thúy là một tư vấn viên mỹ phẩm và làm đẹp giàu kinh nghiệm của Oriflame Việt Nam, được mệnh danh là "từ điển sống về sản phẩm Oriflame". Thúy bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm Oriflame từ năm 2006. Tận dụng Internet với mô hình bán hàng trực tiếp của Oriflame, Thúy đã trở thành một trong những người tiên phong và nổi tiếng nhất làm quảng cáo sản phẩm Oriflame trên mạng, và là chuyên gia hàng đầu về Attraction Marketing. Chức danh hiện tại của Thúy là Senior Gold Director.

More Posts - Website

Follow Me:
TwitterFacebookLinkedInGoogle PlusYouTube

Speak Your Mind

*

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.